Chi tiết về bệnh tiêu chảy ở lợn
Dịch tễ học
Là bệnh cấp tính gây thiêt hại cực kì lớn trong ngành chăn nuôi lợn. Tốc độ lây lan cực kì nhanh 24h toàn trại. Tỉ lệ chết cao nhất là ở heo con theo mẹ nhỏ hơn 5 ngày tuổi: TLC 100%. 5 đến 7 ngày : TLC 50%. 7 ngày trở lên : TLC 30%. Sau khi mắc thì cũng gây thiệt hại cực kì lớn. Hay mắc vào mùa Thu- Đông.
Cơ chế sinh bệnh
Quy luật sinh trưởng của PEDV có thể phân chia thành 3 giai đoạn bao gồm: 1. giai đoạn tiềm tàng (từ 0 – 8 giờ sau gây nhiễm), 2. giai đoạn lũy thừa (từ 8 – 32 giờ sau gây nhiễm) , 3. giai đoạn suy giảm (sau gây nhiễm 32 giờ). Kết quả xây dựng đường cong sinh trưởng của 2 chủng PEDV cho thấy hiệu giá virus thu được cao nhất ở thời điểm từ 28 – 32 giờ sau gây nhiễm
Triệu chứng
Tiêu chảy là đặc điểm đầu tiên của bệnh.
Lợn con có thể nôn 70%
Kèm theo đặc điểm lây lan cực kì nhanh chóng : 8 -24h
–> Nếu có 3 đặc điểm trên trong trại thì có thể chẩn đoán PED đến 90%
Tiêu chảy do vi khuẩn thông thường thì chỉ sệt sệt sau 2 – 3 ngày mới chuyển nước.
Nhưng PED này thì rất nhiều nước và lợn con tụt cân nhanh da nhăn nheo.
Heo con mất nước, mất nhiệt, mất điện giải, nằm lên bụng mẹ.
Xử lí khi trại mắc
Bước 1 : Chẩn đoán bệnh
Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ dựa vào bệnh tích và triệu chứng thì phải tiến hành lấy mẫu ngay để làm xét nhiệm.
Mẫu có thể gửi chạy PCR hoặc sử dụng test nhanh để kiểm tra :
2+ , 1-
Lấy mẫu ở những heo bị lây đưa vào xi lanh để test nhanh và gửi đi. ( hoặc có thể lấy ruột non của heo con )
Bước 2: Thực hiện an toàn sinh học.
Biên chế người làm cố định mỗi khu vực không di chuyển đi khu khác . Quần áo sau khi ra khỏi trại đảm bảo không có virus
Dụng cụ chăn nuôi phải sát trùng sau khi xử dụng xong.
Rắc vôi lối đi lại
Đối với heo con mắc bệnh đã chết: giữ lại để lấy ruột làm auto vaccin 1 bộ cho 10-12 nái. (Tùy số nái ở trại mà giữ lại )
Dừng nhập thêm heo hậu bị.
Xác chết của heo xử lí đúng cách.
Phương tiện vân chuyển: sát trùng cẩn thận, hạn chế ra vào
Đối với nước uống : xử lí bằng Cloramin B 5ppm
Sát trùng trong trại bằng Nanobac. Thao tác thật nhanh gọn pha đặc và phun nhanh
Bước 3: Làm Autovacin
Chọn heo có biểu hiện lâm sàng từ 3 – 5 ngày tuổi. Có triệu chứng lâm sàng của PED
Mổ lấy ruột heo cho vào túi nilon sạch để vào ngăn mát tủ lạnh để 8 – 12h ở 2 – 8°C
Sau 12h lấy ruột ra say nhuyễn bằng máy say sinh tố . Cho thêm amox – colistin để xử lí tạp khuẩn.
Sau đó cho thêm 150ml nước muối sinh lí vào. Hỗn hợp thu đươc chia đều cho 10 – 12 nái.
Heo nái đã có biểu hiện lâm sàng rồi thì không cho ăn.
Sau cho ăn 1 ngày : 30% số nái có biểu hiện lâm sàng là đạt hiệu quả.
Bước 4: Chăm sóc sau khi làm Autovacin
Trộn toàn bộ trại amox – colistin đúng liều nhà sản suất.
Bổ xung thêm ADE + Betaglucan trong cám cho heo nái.
Heo con bị dưới 5 ngày loại.
Trên 5 ngày mới tiến hành điều trị
The point of using Lorem Ipsum is that it has a more-or-less normal distribution of letters, as opposed to using \’Content here, content here\’, making it look like readable English.